Ở đâu có bán món cà phê trứng vừa khiến CEO Apple Tim Cook 'phải lòng'?
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Giá USD hôm nay 18.4.2024: Ngân hàng tăng kịch trần
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).
Số hóa khu tưởng niệm người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người phụ nữ suýt bị mù do thường xuyên làm điều này vào ban đêm; Bác sĩ nói gì về sự lây lan của bệnh cảm lạnh?; 60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Nỗi lo từ việc 'xin - nhận' tinh trùng dễ dãi...
Sáng nay (ngày 9.1), ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV ở Vĩnh Long, cho biết: Trong liên tiếp 2 ngày nay, giá lúa gạo nội địa tăng mạnh trở lại. Ngày hôm qua, giá gạo lứt (gạo nguyên liệu) tăng bình quân 300 đồng và sáng nay tăng thêm 500 đồng/kg. Tương tự, lúa tươi trong dân cũng tăng khoảng 1.000 đồng/kg, cụ thể, lúa thường giống IR 50404 tăng từ 5.400 - 5.500 đồng lên 6.400 - 6.500 đồng/kg, còn các giống lúa thơm từ 6.200 nay tăng lên khoảng 7.000 đồng/kg.Một số doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng xác nhận giá lúa gạo tăng mạnh trở lại. Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nói: Hôm nay, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 30 USD/tấn tùy loại, đặc biệt các loại gạo thơm chất lượng cao như OM5451 và ĐT8. Trong khi thị trường Philippines vẫn còn nghỉ Tết Dương lịch thì các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán, bên cạnh đó thị trường các nước châu Phi cũng tăng mua. Các doanh nghiệp giải thích, trong nước sau giai đoạn giảm sâu họ nắm bắt cơ hội để mua vào, giảm áp lực cho người nông dân. Tương tự, sau đợt nghỉ Tết Dương lịch các nhà nhập khẩu gạo cũng bắt đầu quay lại thị trường tranh thủ cơ hội giá tốt. Nhờ nhiều yếu tố tích cực xuất hiện nên thị trường khởi sắc trở lại.Trước đó, ngày 7.1, trong cuộc họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Công thương, liên quan đến giá lúa gạo giảm mạnh, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, doanh nghiệp và người dân cần trợ lực từ nhiều bên. Cụ thể, ngân hàng hỗ trợ vay vốn để tăng cường mua gạo tích trữ nhân lúc giá đang xuống thấp, giúp bình ổn thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính nhanh chóng hoàn tất thủ tục hoàn thuế VAT để doanh nghiệp có điều kiện xoay vòng vốn.Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt tới 9,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỉ USD; tăng 12% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.
Cần có những tấm bảng 'Cấm đốt rác'
Đèo Khánh Lê qua QL 27C nằm giữa địa phận huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) và huyện Khánh Vĩnh, (Khánh Hòa). Ngoài tên gọi Khánh Lê, đèo được biết đến nhiều với tên gọi khác như Khánh Vĩnh, Omega, Hòn Giao, Khánh Lê, Bidoup, Long Lanh. Tuy nhiên, với những đoạn đường uốn lượn đầy hiểm trở, dân đi phượt vẫn quen con đèo này với cái tên Omega. Đây được xem là cung đường nối hoa và biển với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng chứa đựng nhiều thử thách cho các tay lái.